Sử dụng số liệu thu thập trực tiếp từ 233 nông hộ sản xuất lúa ở Kiên Giang, nghiên cứu ước lượng tác động của vốn tín dụng đến thu nhập của các nông hộ. Kết quả cho thấy vốn tín dụng giúp làm tăng thu nhập từ sản xuất lúa của các nông hộ, bên cạnh những yếu tố khác bao gồm diện tích đất, học vấn, thành viên, dân tộc, giới tính, công nghệ. So sánh mức độ tác động giữa hai loại hình tín dụng, chính thức và phi chính thức, kết quả cho thấy cả hai đều có tác động làm tăng thu nhập của các nông hộ, trong đó loại hình tín dụng chính thức có tác động lớn hơn so với tín dụng phi chính thức. Kiểm tra tác động của các nguồn vốn tín dụng phi chính thức, kết quả cho thấy chỉ có hình thức bao tiêu sản phẩm lúa là thực sự góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân, trong khi các hình thức khác đều không thể hiện vai trò này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị đối với nông hộ, Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Trích dẫn: Lê Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm và Nguyễn Lê Trang Anh, 2019. Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Kinh tế): 127-134.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên