Cá phèn vây vàng Mulloidichthys vanicolensis (Valenciennes, 1831) phân bố rộng khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương và được khai thác phổ biến ở vùng biển Tây Nam Bộ, Việt Nam, nhưng đến nay nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài này còn rất hạn chế. Dựa trên số liệu sinh học nghề cá thu thập tại các cảng cá ở tỉnh Kiên Giang từ 7/2017 đến 12/2019, nghiên cứu đã xác định một số đặc điểm sinh học của loài cá kinh tế này. Kết quả cho thấy cá phèn vây vàng ở vùng biển Tây Nam Bộ sinh trưởng bất đẳng dương (b = 3,2); các tham số tăng trưởng FL¥, K, Ø’ lần lượt là 184,2 mm, 0,95/năm và 4,5. Cá sinh sản lần đầu khi đạt chiều dài FL = 114 mm ở cá đực và 116 mm ở cá cái. Cá cái chiếm ưu thế trong quần thể với tỷ lệ giới tính là 0,6:1 (đực (M)/cái (F)). Cá phèn vây vàng sinh sản rải rác quanh năm, rộ hơn vào thời điểm đầu mùa khô (khoảng tháng 11-12) và đầu mùa mưa (khoảng tháng 5-6). Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cá phèn vây vàng đang bị khai thác quá mức với hệ số khai thác cao (E = 0,62).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên