Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số đặc biệt Bệnh hại Thực vật (tháng 7/2024) (2024) Trang: 52-60
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bệnh bạc lá (cháy bìa lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae là bệnh quan trọng trên ruộng lúa, đặc biệt vào mùa mưa. Dịch trích lá sống đời (Kalanchoe pinnata) có khả năng kích thích tính kháng bệnh (kích kháng) trong cây lúa. Trong nghiên cứu này, trình bày khả năng kích kháng của cao chiết lá sống đời ly trích bằng phương pháp tách chiết lỏng - lỏng với dung môi nước. Ba nồng độ cao chiết (1; 1,5; 2% (w/v)) và ba biện pháp phun gồm (1) phun ở thời điểm 14 ngày trước chủng bệnh (NTCB), (2) phun ở thời điểm 7 NTCB và (3) phun kết hợp cả hai thời điểm này được khảo sát trong điều kiện nhà lưới. Chiều dài vết bệnh được ghi nhận ở 7, 14 và 21 ngày sau chủng bệnh (NSCB). Phun cao chiết 1% lên lá lúa ở thời điểm 7 NTCB giúp giảm chiều dài vết bệnh tương đương với thuốc hóa học Starner 20WP ở tất cả các thời điểm khảo sát. Kết quả khảo sát hoạt tính của bốn enzyme liên quan đến cơ chế kháng bệnh gồm peroxidase (POX), catalase (CAT), polyphenol oxidase (PPO) và phenylalanine ammonia - lyase (PAL) cho thấy khả năng giúp giảm bệnh bạc lá của cao chiết lá sống đời có liên quan đến cơ chế kích kháng. Hoạt tính của POX, PPO và PAL giảm trong khi hoạt tính của CAT tăng khi cây lúa được chủng bệnh. Khi được phun cao chiết, hoạt tính của bốn enzyme đều tăng nhưng POX và PPO tăng sớm hơn. Hoạt tính của các enzyme này tăng cao hơn khi cây lúa được chủng bệnh và được xử lý với cao chiết.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...