Trong thiết kế hệ thống thoát nước đô thị, mực nước trong cống và độ ngập trên khu vực tiêu thoát nước phụ thuộc vào lượng mưa trên khu vực và mực nước tại cửa tiêu thoát. Đối với các đô thị nằm ở vùng trũng thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều như Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), cả hai điều kiện biên, tức lượng mưa và mực nước tại cửa tiêu thoát đều là các biến ngẫu nhiên. Việc tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước mặt và cao độ nền đòi hỏi xác định các tổ hợp lượng mưa - mực nước (I-H) ở các chu kỳ lặp lại làm điều kiện biên, thay vì chỉ xác định lượng mưa ở các chu kỳ lặp lại như trước đây. Mục tiêu của bài báo này là giới thiệu phương pháp và kết quả xây dựng các đường cong đồng chu kỳ lặp lại của tổ hợp lượng mưa - mực nước (I-H) cho các chu kỳ thiết kế và áp dụng tại Tp.HCM. Bằng cách sử dụng các đường cong này, việc tính toán và thiết kế hệ thống tiêu thoát nước mặt cũng như thiết kế cao độ nền của Tp.HCM sẽ đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chu kỳ tràn cống và chu kỳ ngập.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên