Sodium tripolyphosphate (STPP) là chất phụ gia được sử dụng rộng rãi trong chế biến thủy sản. Nồng độ phosphate cao trong nước thải chế biến thủy sản nếu không được xử lý sẽ gây phú dưỡng hóa dẫn đến tảo nở hoa từ đó làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu của nghiên cứu là phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn trong nước thải chế biến thủy sản có khả năng hấp thu và hóa hướng động theo STPP. Từ các mẫu nước được thu ở hệ thống xử lý nước thải của công ty chế biến thủy sản tại tỉnh Sóc Trăng, 27 dòng vi khuẩn có khả năng hấp thu STPP đã được phân lập, trong đó, 11 dòng vi khuẩn gồm PAE1.1, PAE1.2, PAE1.4, PAE1.6, PAE1.7, PAN1.1, PAN1.12, PAN1.5, POU1.2, POU1.3 và POU1.4 có khả năng tạo sinh khối cao và hấp thu trên 50% STPP ở nồng độ 200 ppm sau 24 giờ nuôi cấy. Ba dòng vi khuẩn POU1.3, POU1.4 và PAN1.12 có khả năng hấp thu cao và hóa hướng động theo STPP được định danh lần lượt là Acinetobacter sp. POU1.3, Acinetobacter sp. POU1.4 và Comamonas sp. PAN1.12 dựa vào kết quả phân tích và so sánh trình tự gen 16S-rRNA.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên