Quan niệm nghệ thuật về con người là sự khám phá về con người bằng nghệ thuật, mang dấu ấn sáng tạo, độc đáo của nhà văn. Là một vị thiền sư, Thích Nhất Hạnh đã bày tỏ tinh thần đề cao Tâm Bồ Đề, sự giác ngộ và tỉnh thức nơi con người qua nhiều sáng tác như: Đường xưa mây trắng, Nẻo về của Ý, Phép lạ của sự tỉnh thức, Am mây ngủ, Giọt nước cành dương,… Các tác phẩm ấy đã truyền đi những thông điệp nhân văn, giàu tính giáo dục và lòng thương yêu, góp phần làm phong phú cho văn học Phật giáo nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Bài viết này được thực hiện nhằm tập trung làm rõ biểu hiện và ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Đường xưa mây trắng, một tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác, đồng thời bộc lộ rõ nét quan niệm nghệ thuật về con người của thiền sư – nhà văn Thích Nhất Hạnh.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên