Tình hình nhiễm cầu trùng ở gà lông màu tại các cơ sở chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp tại 2 huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang từ tháng 08/2018 đến tháng 05/2019 đã tiến hành kiểm tra được 3.840 mẫu phân gà từ tuần thứ 1 đến tuần 12 ở trại huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ. Bằng các phương pháp phù nổi, đo kích thước noãn nang, đếm số lượng noãn nang trong một gram phân, theo dõi thời gian sinh bào tử, theo dõi triệu chứng và bệnh tích, giám định loài bằng phương pháp định danh truyền thống. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: gà nuôi ở tỉnh Hậu Giang nhiễm cầu trùng gà với tỷ lệ khá cao (48,76%). Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà có khuynh hướng tăng dần theo tuần tuổi: gà tuần tuổi thứ nhất chưa tìm thấy noãn nang cầu trùng, gà ở tuần tuổi thứ 2 tỷ lệ nhiễm noãn nang là 37,50% ở đàn gà huyện Phụng Hiệp và 34,38 % ở gà huyện Long Mỹ, tuần tuổi thứ 3 (60,63- 51,25% và cao nhất là tuần tuổi thứ 4 với tỷ lệ nhiễm (95.63-98.75%). Cường độ nhiễm ở mức 3+ và 4+ tăng dần theo lứa tuổi ứng với tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng, tập trung cao nhất ở tuần thứ 4 và tuần thứ 5. Gà nuôi ở tỉnh Hậu Giang đều nhiễm 4 loài noãn nang cầu trùng gà là: E. acervulina, E. necatrix, E. maxima và E. tenella. Vào thời điểm gà nhiễm ở cường độ, cao gà thể hiện các triệu chứng: gà ủ rũ, còi cọc, niêm mạc tái, mệt mỏi, phân sáp, loãng, có màng nhầy hoặc đi phân có máu. Bệnh tích tập trung ở đường ruột như xuất huyết toàn bộ manh tràng, ruột non dày lên, trong ruột non có những điểm màu xám; thành ruột non trương to và dày, xuất huyết, lòng ruột có nhiều dịch nhầy màu nâu. Gà lông màu nuôi bán công nghiệp ở tỉnh Hậu Giang nhiễm 4 loài noãn nang cầu trùng là E. acervulina, E. necatrix, E. maxima và E. tenella. Trong đó, loài E. tenella gây bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất. Đàn gà tỉnh Hậu Giang nhiễm ghép 3-4 loài cầu trùng
Nguyễn Hữu Hưng, Hoàng Thế Huy, 2009. TÌNH HÌNH BỆNH CẦU TRÙNG HEO TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ THÍ NGHIỆM MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 109-117
Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Thị Mỹ An, 2009. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG THỎ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ - SÓC TRĂNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG THỎ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 118-125
Trích dẫn: Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Thị Kim Quyên và Nguyễn Hồ Bảo Trân, 2016. Khảo sát tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) tại tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 69-74.
Nguyễn Hữu Hưng, Trần Huỳnh Như, Nguyễn Hồ Bảo Trân, 2014. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU TRÊN BÒ Ở 2 HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN TỈNH AN GIANG VÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 79-83
Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Hồ Bảo Trân, 2014. TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH BẾN TRE VÀ HIỆU QUẢ TẨY TRỪ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 84-88
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên