Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
13 (2024) Trang: 50-58
Tạp chí: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP

Lúa là loại cây quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, là nguồn thu nhập chính của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình dịch hại rầy nâu trong những năm qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực trồng lúa và gây giảm năng suất đáng kể trong sản xuất. Vì vậy, việc chọn tạo giống lúa có năng suất, chất lượng cao và mang gene kháng rầy nâu là một vấn đề cấp thiết và thách thức không nhỏ cho nhà chọn giống. Nghiên cứu được thực hiện trên tổ hợp lai MTL859/KorKhor57 và 37 dòng lai F3 đã chọn lọc 12 dòng lai F3 ưu tú có chiều cao cây từ 97,5 cm đến 110 cm thuộc nhóm thấp, chiều dài bông lúa từ 23,3 cm đến 27,6 cm thuộc nhóm trung bình, tỷ lệ hạt chắc trên 80%, khối lượng 1000 hạt từ 29,5 g đến 35,4 g. Đồng thời, kết quả khảo sát 25 chỉ thị phân tử SSR chỉ có dấu chỉ thị RM3331 thể hiện được băng đa hình giữa bố và mẹ. Chỉ thị phân tử RM3331 nằm trên gen Bph21 thuộc nhiễm sắc thể số 12 liên kết với QTL Qsbph12a có khả năng kích hoạt cơ chế kháng antibiosis và antixenosis khi bị tấn công bởi rầy nâu thuộc biotype 1 cho thấy có 4 dòng lai F3 và giống KorKhor57 mang gene kháng rầy nâu (130 bp) và 3 dòng lai F3 mang gene giống mẹ MTL859 không mang gene Bph21 (110 bp) . Còn lại 5 dòng lai F3 mang gene dị hợp tử. Từ đó, các dòng lúa ưu tú sẽ được chọn tiếp tục quan sát và đánh giá đặc tính kháng rầy nâu ở thế hệ tiếp theo.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...