Hiện nay chiến lược lai tạo nâng cao sử dụng nhiều bố mẹ từ quần thể indica và japonica (MAGIC) được phát triển nhằm tăng mức độ đa dạng di truyền tổng thể và gia tăng được tỷ lệ tái tổ hợp hình thành phổ rộng đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu tiềm năng phục vụ cho mục tiêu phát triển các giống lúa mới với đặc tính nông học mong muốn, năng suất cao và kháng sâu bệnh trong chương trình chọn giống lúa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá năng suất và các đặc tính nông học liên quan trên bộ 49 dòng MAGIC ưu tú và sử dụng các phương pháp thống kê đa biến để tuyển chọn ra giống ưu tú nhất. Kết cho thấy tất cả các tính trạng của các giống MAGIC có sự khác biệt lớn về di truyền. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng dao động từ 34,6% đến 92,9% cho các tính trạng. Năng suất (NS) có mối tương quan thuận và có ý nghĩa với KL1.000 hạt và số hạt chắc/bông (HCB). Phân tích PCA xác định được 2 nhóm tính trạng và giải thích được > 50% khác biệt kiểu hình: nhóm 1 (NS, KL1.000, SNK, HCB) và nhóm 2 (TGST80, CC, DB, HLB). Năm dòng MAGIC ưu tú được chọn dựa trên chỉ số chọn lọc kiểu hình (SI). Trong các giống/dòng này, dòng IRRI 95123:13-B-9-4-11-3 được chọn để khảo nghiệm so sánh với giống IRRI 50404. Kết quả cho thấy, giống IRRI 95123:13-B-9-4-11-3 có mang các đặc tính học và năng suất vượt trội so với giống IRRI 50404. Vì vậy, các dòng MAGIC trong nghiên cứu này sẽ là một nguồn cung cấp vật liệu có giá trị trong chọn giống lúa trong tương lai.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên