Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Lê Tấn Lợi (2022) Trang:
Tạp chí: Tác động của sự xâm nhập mặn đến hệ thống canh tác nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Bến Tre)
Liên kết:

Nghiên cứu đã kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia, kiểm định độ tin cậy CA và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã xác định được các yếu tố có tác động đến các mô hình canh tác tại tỉnh Bến Tre với độ tin cậy cao và loại bỏ được tính chủ quan trong việc xác định các yếu tố bao gồm: 4 nhóm yếu tố chính là: con người, chính sách, kinh tế và điều kiện tự nhiên, cùng với 16 yếu tố phụ thuộc về 4 yếu tố chính.

Qua đánh giá AHP, đã xác được mức độ tác động của các yếu tố. Trong đó, yếu tố chính (W1) về con người được đánh giá là có trọng số tác động cao nhất, kế đến là yếu tố chính sách và yếu tố kinh tế và sau cùng là yếu tố điều kiện tự nhiên.

Đối với các yếu tố phụ (W2): ảnh hưởng do mặn chiếm trọng số cao nhất, kế đến là ảnh hưởng do lũ, tiếp theo là ảnh hưởng do hạn, còn ảnh hưởng do đất chiếm trọng số thấp nhất trong điều kiện tự nhiên. Đối với chính sách, thì yếu tố chính sách sử dụng đất chiếm trọng số cao nhất, kế đến là chính sách hỗ trợ tài chính và bao tiêu sản phẩm, còn yếu tố hỗ trợ KHKT chiếm trọng số thấp nhất. Đối với kinh tế, thì yếu tố khả năng tài chính chiếm trọng số cao nhất, kế đến là giá bán và hiệu quả đồng vốn, còn thị trường có trọng số thấp nhất. Trong yếu tố con người, yếu tố trình độ học vấn có trọng số cao nhất, kế đến là trình độ KHKT, trong khi kinh nghiệm và nguồn lực lao động chiếm trọng số thấp nhất.Đánh giá toàn cục (W) thì các yếu tố điều kiện tự nhiên được đánh giá trọng số ở mức độ thấp. Phần lớn các yếu tố kinh tế được đánh giá trọng số ở mức độ trung bình, còn lại các yếu tố chính sách và con người được đánh giá trọng số ở mức độ từ trung bình đến cao. Trong thực tế các mô hình canh tác trong sản xuất nông nghiệp có sự thành công hay thất bại do chịu sự tác động qua lại của nhiều yếu tố. Nghiên cứu đã xác định được mức độ tác động của các yếu tố, Vì thế, để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, các nhà quản lý và người sản xuất cần quan tâm nhiều hơn đối với chính sách sử dụng đất và trình độ học vấn để tạo điều kiện thực hiện và phát triển các mô hình canh tác bền vững

 

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...