Nano chitosan đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của cây trồng nhờ đặc tính dễ hấp thu do có khối lượng phân tử thấp. Giống lúa ST25 có tốc độ sinh trưởng và phổ thích nghi rộng với độ mặn. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện trên giống lúa ST25 nhằm xác định sự ảnh hưởng của nano chitosan đến sự sinh trưởng và phát triển của giống lúa ST25 trong điều kiện mặn. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với 4 nồng độ nano chitosan (0; 0,5; 1; 1,5%) ở nồng độ mặn 4‰. Dữ liệu thu được đã chỉ ra rằng nano chitosan có tác động đến các chỉ tiêu sinh hóa, cụ thể là có sự tăng cường sản sinh chlorophyll, tăng tích lũy proline, hoạt độ enzyme catalase và peroxidase ở nồng độ 0,5% nano chitosan ở nồng độ mặn 4‰. Nồng độ 0,5% nano chitosan có triển vọng cao trong việc cảm ứng tính chịu mặn giống lúa ST25 trong tình hình xâm nhập mặn đang diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên