Nuôi tôm sạch nhằm để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu khi mà Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại. Do vậy, nghiên cứu đã tiến hành xác định các nhân tố thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm sạch khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu thực hiện khảo sát 521 nông hộ nuôi tôm truyền thống và 104 nông hộ canh tác tôm an toàn ở ĐBSCL. Kết quả so sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình cho thấy mô hình tôm an toàn có lợi nhuận cao hơn tôm truyền thống. Đa phần nông hộ chuyển đổi sang canh tác tôm an toàn do kỳ vọng lợi nhuận cao hơn, môi trường nuôi hạn chế bị ô nhiễm và chất lượng tôm sạch. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình nuôi tôm an toàn gồm ao lắng, có tham gia tập huấn, tín dụng, quan tâm đến rủi ro về thị trường, tính hữu ích và tính dễ sử dụng. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm an toàn.
Lê Thanh Sơn, Trần Tiến Khai, 2016. Tác động của việc thu hồi đất vùng nông thôn đến thu nhập người dân huyện Vĩnh Thạnh - thành phố Cần Thơ: Trường hợp dự án khu dân cư vượt lũ Thạnh Mỹ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 66-77
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên