Điều tra bệnh thối trái nhãn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường chính đến bệnh được thực hiện từ tháng 6 - 10 năm 2022 áp dụng phù hợp TCVN 13268-4:2021 về phương pháp điều tra sinh vật gây hại trên cây ăn trái thân gỗ để ghi nhận mức độ bệnh thối trái nhãn tại các vườn từ thời điểm bệnh xuất hiện đến khi thu hoạch nhãn. Đồng thời, thiết bị nhiệt ẩm kế Datalog 800019 được lắp đặt tại khu vực vườn nhãn từ trước thời điểm bệnh xuất hiện 7 ngày để ghi nhận nhiệt, ẩm độ không khí trên thực địa trong suốt quá trình khảo sát. Kết quả cho thấy, bệnh thối trái bắt đầu xuất hiện trên các giống nhãn xuồng cơm vàng, edor và tiêu da bò từ giai đoạn trái bắt đầu quá trình chín sinh lý đến khi thu hoạch. Bệnh gây hại 20,83 - 22,92% số chùm nhãn trên cây ở thời điểm chớm xuất hiện và gây hại phổ biến nhất ở giai đoạn thu hoạch với 45,42 - 74,17% số chùm bị bệnh. Mức thiệt hại năng suất nhãn đến thời điểm thu hoạch khoảng 1,15 – 2,96 tấn/ha, từng ứng mức thiệt hại kinh tế khoảng 33,13 - 59,27 triệu/ha. Thiệt hại nặng nhất ở giống nhãn edor, tiếp đến là xuồng cơm vàng và tiêu da bò. Kết quả phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính đã ghi nhận mối quan hệ rất chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% giữa bệnh thối trái nhãn với yếu tố ẩm độ không khí và lượng mưa. Trong đó, ẩm độ không khí là yếu tố tác động mạnh nhất đến bệnh thối trái nhãn xuồng cơm vàng và edor tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Lê Phước Thạnh, Dương Minh, Hứa Hoàng Gia Khương, 2006. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DINH DƯỠNG KHOÁNG N, P, K, CA VÀ MG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HÌNH THÀNH BÀO TỬ CỦA NẤM TRICHODERMA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 145-153
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên