Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ năng động trong dài hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL cũng như tốc độ điều chỉnh của tăng trưởng nông nghiệp để trở về trạng thái cân bằng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng trung gian (PMG) được đề xuất bởi Perasan và Smith (1995) và phát triển bởi Pesaran và cộng sự (1999) cho mẫu với N = 13 và T = 26. Từ kết quả ước lượng cho thấy lao động, đất, máy bơm và máy kéo đều có mối quan hệ dương trong khi phân bón vô cơ lại tác động âm với tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong dài hạn. Tuy trong dài hạn các yếu tố đều có ý nghĩa ở mức 1%, nhưng trong ngắn hạn thì chỉ có phân bón, đất và máy kéo có mối quan hệ năng động với biến phụ thuộc. Kết quả cũng cho thấy các yếu tố bất thường có làm tăng trưởng nông nghiệp chệch khỏi sự cân bằng, tuy nhiên tốc độ điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng khá nhỏ chỉ ở mức 11,39%/năm.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Lương và Võ Thành Danh, 2018. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6D): 206-214.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Lương và Võ Thành Danh, 2020. Phân tích tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1990 - 2015. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3D): 213-222.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên