Tạp chí: Kỷ yếu hội thảo khoa học Vận dụng Nghị quyết Đại hội lần thứ XII vào việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng
Môn tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những môn lý luận chính trị bắt buộc trong chương trình đại học. Nghiên cứu, giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm trang bị cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Văn kiện Đại hội và hội nghị của Đảng và nghiên cứu các văn kiện Đại hội của Đảng góp phần quan trọng vào giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Môn tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần bồi dưỡng cho sinh viên lập trường, quan điểm cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động”. Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được tiến hành nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng. Những kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp luận cứ khoa học có sức thuyết phục để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong diễn văn khai mạc Đại hội XII (tháng 1-2016), Đảng ta nhấn mạnh: “Với lòng biết ơn vô hạn, Đại hội chúng ta thành kính tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta… Tư tưởng của Người cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”
Phạm Văn Búa, 2008. QUá TRìNH THựC HIệN CHíNH SáCH TÔN GIáO CủA ĐảNG ĐốI VớI ĐồNG BàO KHMER ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG TRONG Sự NGHIệP ĐổI MớI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 101-108
Phạm Văn Búa, 2010. TìM HIểU ĐặC ĐIểM DÂN CƯ Và TÂM Lý NGƯờI DÂN ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG NHằM THựC HIệN Có HIệU QUả CHIếN LƯợC ĐạI ĐOàN KếT DÂN TộC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 13: 11-19
Phạm Văn Búa, Nguyễn Thị Tú Trinh, Lê Chí Phương, 2011. XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ HUY ĐỘNG SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 18a: 201-209
Phạm Văn Búa, 2009. THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X CỦA ĐẢNG VỀ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 12: 253-260
Phạm Văn Búa, 2011. THựC HIệN CHIếN LƯợC ĐạI ĐOàN KếT TOàN DÂN Ở ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG TRONG Sự NGHIệP ĐổI MớI ĐấT NƯớC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17b: 71-78
Phạm Văn Búa, Võ Hữu Ngọc, 2011. VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN 1968 ĐẾN NƯỚC MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM (1968 - 1969). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17b: 79-86
Tạp chí: VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Tạp chí: Kỷ yếu hội thảo khoa học Vận dụng Nghị quyết Đại hội lần thứ XII vào việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng
Tạp chí: Kỷ yếu hội thảo khoa học Vận dụng Nghị quyết Đại hội lần thứ XII vào việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên