Nghiên cứu này được thực hiện với nguồn vật liệu từ cuống lá, phiến lá, rễ mầm và trục thượng diệp của giống lạc L14. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức khử trùng hiệu quả đối với mẫu hạt lạc là khử trùng kép bằng dung dịch NaOCl 2,5% và 0,5ml Tween20 trong thời gian lần 1 là 5 phút, lần 2 là 15 phút, giữa 2 lần mẫu được rửa sạch bằng nước cất tiệt trùng ít nhất 3 lần. Sau 3 tuần nuôi cấy trên nền môi trường MS có bổ sung 10 mg/L 2,4-D, mẫu cấy từ phiến lá cảm ứng tạo mô sẹo cao nhất: 100%. Môi trường 2,4-D nồng độ 5 mg/L cho mô sẹo dạng chắc và xanh, mô sẹo cảm ứng từ phiến lá tạo chồi cao nhất trên môi trường bổ sung 2,4-D 1,25 g/L và BAP 1 mg/L. Tỉ lệ tạo rễ từ chồi cảm ứng từ mô sẹo phiến lá cao nhất trên môi trường bổ sung NAA 0,2 mg/L và với hàm lượng đa lượng MS 100%.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên