Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là khảo sát khả năng ức chế nấm Neoscytalidium sp. gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long ruột đỏ bằng hạt nano (Ag, ZnO) và tinh dầu (cam, bưởi, sả), tạo tiền đề cho các nghiên cứu chế phẩm sinh học từ vật liệu nano và tinh dầu. Việc khảo sát ức chế nấm gây bệnh đốm nâu phân lập được từ thân thanh long ruột đỏ nhiễm bệnh ở Long An với nồng độ nano Ag, ZnO lần lượt là 12,5 ppm, 25 ppm, 50 ppm và 100 ppm và nồng độ tinh dầu cam, bưởi, sả lần lượt là 12.5 %, 25%, 50% và 100%. Kết quả cho thấy, nano Ag cho hiệu quả ức chế cao nhất ở nồng độ 25 ppm (59,61 %) trong khi Nano ZnO cho hiệu quả ức chế cao nhất ở nồng độ 100 ppm (65,91 %). Ở nồng độ tinh dầu cam 100%, hiệu quả ức chế là cao nhất (77,69 %). Sau 3 ngày cấy và quan sát, trong điều kiện tinh dầu bưởi và tinh dầu sả ở nồng độ 100%, 50%, 25% và 12,5% ...
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên