Nước thải chế biến thủy sản có chứa nitrogen dưới dạng amonium, nitrite và nitrate. Trong đó, nitrite ở nồng độ cao có thể gây độc cho động vật thủy sinh, ô nhiễm nguồn nước, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu của nghiên cứu là phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn từ nước thải chế biến thủy sản có khả năng hấp thu nitrite. Từ mẫu nước và mẫu bùn bề mặt được thu từ bể nước thải chế biến thủy sản, 37 dòng vi khuẩn có khả năng hấp thu nitrite đã được phân lập, trong đó, 24 dòng vi khuẩn được phân lập từ mẫu nước và 13 dòng vi khuẩn được phân lập từ mẫu bùn. Chín dòng vi khuẩn Gram âm gồm S3.2, S3.4, S3.10, S3.12, W3.17, W3.18, W3.20, W3.21 và W3.22 có khả năng tạo sinh khối cao và hấp thu hoàn toàn nitrite (nồng độ 50 và 100 ppm) ở thời điểm 24 giờ nuôi cấy. Kết quả khảo sát đặc điểm sinh hóa cho thấy 9 dòng vi khuẩn đều có hoạt tính catalase, biến dưỡng citrate và không khử nitrate. Trong đó...
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên