Vibrio spp. là nguyên nhân gây ra các bệnh vi khuẩn trên thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Phương pháp điều trị bằng kháng sinh đã tạo ra các chủng vi sinh vật đa kháng thuốc. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của cao chiết và cao chiết kết hợp thực khuẩn thể đối với các dòng Vibrio spp. Nghiên cứu được thực hiện theo hai phương pháp là khuếch tán qua đĩa thạch và trải đếm so sánh mật số vi khuẩn. Kết quả cho thấy, ở thí nghiệm khuếch tán qua đĩa thạch, hầu hết cao chiết và cao chiết kết hợp thực khuẩn thể đều tạo vòng ức chế, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng tetracycline 5 mg/mL. Kết quả trải đếm cho thấy hầu hết các loại thực khuẩn thể và cao chiết đều làm giảm mật số vi khuẩn. Tuy nhiên, cao chiết lựu, cao chiết đầu lân và ɸTT1H, ɸTT2H làm thay đổi mật số không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Trích dẫn: Trương Thị Bích Vân, Nguyễn Ngọc Hải Uyên, Nguyễn Song Hân, Nguyễn Thanh Như Ngọc, Nguyễn Văn Trúc, Lê Tuấn Kiệt, Mã Ngọc Thiên, Nguyễn Thị Bích Hiền, Nguyễn Hoàng Vũ, Lê Hoàng Bảo Ngọc và Lê Nguyễn Khôi Nguyên, 2019. Phân lập thực khuẩn thể từ đất trồng cây dược liệu có khả năng ức chế vi khuẩn Ralstonia solanacearum ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 65-73.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên