Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 45-52
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 03/07/2019
Ngày nhận bài sửa: 07/09/2019

Ngày duyệt đăng: 15/10/2019

 

Title:

Evaluation of zooplankton diversity in the buffer zone of U Minh Ha National Park, Ca Mau province

Từ khóa:

Cây tràm, đa dạng sinh học, đất phèn, keo lai, phiêu sinh động vật

Keywords:

Acacia hybrid, acid sulfate soil, biodiversity, melaleuca cajuputi, zooplankton

ABSTRACT

This study was to investigate the diversity of the zooplankton in the buffer zone of the U Minh Ha National Park, Ca Mau province. Thirty samples of the zooplankton were collected in three models including planted Melaleuca cajuputi, natural Melaleuca cajuputi and Acacia hybrid on two types of shallow and deep acid sulfate soil (ASS) in October 2018. The results showed that there were 131 species of Protozoa, Rotifera, Cladocera, and Copepoda which accounted for 55.7%, 18.3%, 15.3% and 10.7%, respectively. The total species density ranged from 41,773 - 589,418 individuals/m3, of which Rotifera was the highest density species. The Shannon index H’ was low, from 0.74 to 1.24, the highest H’ was found i  deep ASS Acacia hydrid model, and the lowest H’ was found in shallow ASS in the planted Melaleuca cajuputi model. The H’ indicates the water environment in the study area was from moderately to severely polluted. According to cluster analysis, the diversity of the zooplankton was divided into two groups in which group 1 was the Acacia hybrid model on two ASS, and group 2 included natural and planted Melaleuca cajuputi models. The overall results showed that the cultivation model has a great influence on diversity of the zooplankton and it’s indicators for water environment.

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm khảo sát đa dạng phiêu sinh động vật (PSĐV) ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau. Với 30 mẫu PSĐV được thu trên 3 mô hình tràm trồng, tràm tự nhiên và keo lai trên 2 loại đất phèn nông (PN) và phèn sâu (PS) vào tháng 10 năm 2018. Kết quả cho thấy có 131 loài thuộc các nhóm, ngành nguyên sinh vật (Protozoa), trùng bánh xe (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda). Rotifera, Copepoda, Cladocera, và Protozoa chiếm tỷ lệ lần lượt là 55,7%, 18,3% và 15,3%, và 10,7%. Tổng mật độ các loài dao động từ 41.773- 589.418 ct/m3, trong đó Rotifera là ngành có mật độ cao nhất. Chỉ số đa dạng H’ tương đối thấp từ 0,74 – 1,24, cao nhất ở  mô hình keo lai ở tầng PS và thấp nhất ở mô hình tràm trồng PN. Chỉ số H’ cho thấy môi trường nước trong vùng nghiên cứu ô nhiễm từ trung bình đến nặng. Theo phân tích cụm đa dạng PSĐV được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm 1 gồm các điểm khảo sát thuộc mô hình keo lai ở cả 2 tầng phèn, nhóm 2 gồm tràm tự nhiên và tràm trồng. Kết quả cho thấy tính chất nước ở các loại mô hình khác nhau có ảnh hưởng lớn đến đa dạng PSĐV và ưu thế của nhóm sinh vật chỉ thị.

Trích dẫn: Lê Văn Dũ, Phạm Sỹ Nguyên, Trần Thị Ngọc, Trương Hoàng Đan, Nguyễn Thanh Giao và  Phạm Quốc Thái, 2019. Đánh giá tính đa dạng phiêu sinh động vật ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(2): 45-52.

Các bài báo khác
Tập 55, Số CĐ Công nghệ Sinh học (2019) Trang: 261-269
Tải về
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 45-52
Tải về
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 70-76
Tải về
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 88-94
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...