Khảo sát được thực hiện 2 đợt: đợt 1 vào năm 2015 và đợt 2 vào năm 2020 bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain) ở 3 tỉnh ĐBSCL có nghề sản xuất giống cua phát triển mạnh gồm Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang nhằm thu thập thông tin về kỹ thuật sản xuất giống cua biển, tình hình sử dụng thức ăn trong ương ấu trùng cua biển. Mật độ ương ấu trùng cua giai đoạn zoea1 trong khoảng 101,6 và 192,7. Tỷ lệ sống megalopa và cua 1: megalopae trung bình 8,17%, và cua 1 là 6,74%. Kết quả khảo sát cho thấy 100% các trại sản xuất giống cua sử dụng kết hợp ấu trùng Artemia với thức ăn nhân tạo cho tôm để ương ấu trùng cua biển. Hàm lượng protein thức ăn dao động từ 42-52% và lipid từ 7 đến 14,2%. Chi phí thức ăn Artemia chiếm tỷ lệ cao (75%) và chi phí thức ăn nhân tạo chỉ chiếm 3%. Sản xuất giống cua biển ở Đồng bằng sông Cửu Long còn phụ thuộc nhiều vào nguồn Artemia và chưa có thức ăn chuyên cho ương giống cua biển, vì vậy việc nghiên cứu sản xuất thức ăn ương ấu trùng cua biển là cần thiết cho việc phát triển nghề sản xuất giống cua biển.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên