Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá biến động hàm lượng đạm, lân và độ xốp đất trồng dưa leo được bón kết hợp xỉ than tổ ong hấp phụ nước thải biogas. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lặp lại cho mỗi nghiệm thức gồm có 3 nghiệm thức: phân hóa học (đối chứng), bón kết hợp xỉ than tổ ong tương đương 50% đạm hóa học và 50% phân hóa học, bón kết hợp xỉ than tổ ong tương đương 75% đạm hóa học và 25% phân hóa học. Kết quả cho thấy đất được bón kết hợp xỉ than tổ ong hấp phụ nước thải biogas có hàm lượng N-NH4+, N-NO3- cao ở đầu vụ và giảm dần đến cuối vụ, hàm lượng lân P-PO43-tăng vào cuối vụ. Năng suất dưa leo ở nghiệm thức 50% xỉ than tổ ong và 50% phân hóa học đạt tương đương với nghiệm thức bón phân hóa học. Bên cạnh đó, sử dụng xỉ than tổ ong đã làm giảm lượng nước thải biogas thải ra thủy vực là 80,3 L/m2 với nồng độ đạm và lân lần lượt là 39,3 và 9,72 g/m2 và độ xốp đất trồng dưa leo được cải thiện có ý nghĩa so với nghiệm thức bón phân hóa học.
Nguyễn Phương Thảo, 2006. ĐáNH GIá QUI TRìNH ÁP DụNG SảN XUấT SạCH HƠN CHO KHÂU RửA NGUYÊN LIệU Và DụNG Cụ TạI NHà MáY CHế BIếN THủY SảN VIệT HảI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 05: 167-174
Trích dẫn: Nguyễn Phương Thảo, Trần Đức Thạnh, Bùi Thị Nga và Châu Minh Khôi, 2017. Nghiên cứu khả năng cung cấp đạm của nước thải biogas cho đất. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 36-44.
Trích dẫn: Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Thị Thúy Vân và Bùi Thị Nga, 2017. Nghiên cứu sử dụng nước thải biogas trồng bắp (Zea mays L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 53a: 53-64.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên