Ảnh hưởng của CO2 và nitrite lên động vật thuỷ sản đã có nhiều công bố khoa học. Lươn đồng (Monopterus albus) là loài hô hấp khí trời được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lươn đồng có thể bị ảnh hưởng bởi CO2 tăng do tác động của biến đổi khí hậu và nitrite cao do nuôi thâm canh. Nghiên cứu ảnh hưởng đơn và kết hợp CO2 với nitrite cao lên khả năng điều hòa acid và base trên lươn đồng (250-350 g/con) được thực hiện với 4 nghiệm thức gồm 30 mmHg CO2, 23,57 mM NO2-, 30 mmHg CO2 + 23,57 mM NO2- và đối chứng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 6 lần. Sau 96 giờ thí nghiệm, kết quả cho thấy sự xâm nhập kết hợp CO2 và nitrite gây cản trở quá trình phục hồi pH máu của lươn đồng (pH máu giảm), nồng độ các ion Na+, K+, Cl‑ và áp suất thẩm thấu đều giảm. Tuy nhiên, lươn đồng vẫn có khả năng điều hòa acid và base trong máu cũng như điều hòa các ion khi bị nitrite xâm nhập nhờ cơ chế trao đổi ion Cl- gián tiếp (giảm ion Cl- qua sự trao đổi HCO3-/Cl-).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên