Thông tin chung: Ngày nhận bài: 17/04/2017 Ngày nhận bài sửa: 27/06/2017 Ngày duyệt đăng: 31/08/2017 Title: Social factors from cross-border marriages Từ khóa: Di cư hôn nhân, ĐBSCL, Đài Loan, giới, Hàn Quốc, hôn nhân xuyên quốc gia, lấy chồng nước ngoài Keywords: Cross-border marriage, gender, getting married to foreigners, Korean, marriage migration, Mekong delta, Taiwan | ABSTRACT Cross-border marriages and/or marriage migration has long time development with various forms depending on the purpose of migration. Since 1990s, there has been a rising trend of women in the Mekong delta getting married to Tawainese and Korean. Study on cross-border marriages is to emphasize social issues, family’s livelihoods and communities’ perceptions about this phenomenon. Besides looking through the risks caused by cross-border marriage, the study investigates brides’ contribution to household economic development, recognizes the physical and spiritual values that affected to families’ and communities’ norms. The research was implemented in Phuong Binh and Luc Si Thanh communes in the Mekong Delta. The results show that decisions for cross-border marriages are determined by brides themselves; the possibilities of unluckiness depend on the lack of initial preparation stage but most of brides are reckless of consequence and less-preparatory for lives’ changes. However, so far the satisfaction level of families on their daugters’s marriage is rather high, the contribution of the brides to household economic development is acknowledged. TÓM TẮT Hôn nhân xuyên quốc gia và/hoặc di cư hôn nhân đã xuất hiện từ lâu đời. Vào khoảng đầu năm 1990, hiện tượng hôn nhân xuyên quốc gia lan rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc (Đài-Hàn). Đề tài nghiên cứu về hôn nhân xuyên quốc gia nhấn mạnh các vấn đề xã hội, sinh kế và quan điểm của cộng đồng xoay quanh hiện tượng này. Bên cạnh nhìn nhận sự rủi ro trong hôn nhân, đề tài tìm kiếm sự đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ và phân tích giá trị tinh thần vật chất cô dâu có thể mang lại cho gia đình và cộng đồng. Đề tài được thực hiện ở 2 xã Phương Bình và Lục Sĩ Thành ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy cô dâu tự quyết định hôn nhân của mình, sự rủi ro trong hôn nhân xuất phát từ bước đầu thiếu chuẩn bị, liều lĩnh và bất chấp; tuy nhiên, cho đến nay mức độ hài lòng của thân nhân về hôn nhân của con gái là khá cao, vai trò đóng góp của cô dâu trong phát triển kinh tế hộ cũng được ghi nhận. |