Determination protein requirement of goby fingerling (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) at two different energy levels
Từ khóa:
Cá bống kèo
Nhu cầu protein
Mức năng lượng khác nhau
Keywords:
Goby fingerling,
Protein requirement
Different energy levels
ABSTRACT
Study on determination of dietary protein requirement of goby fingerling (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) at two different energy levels was conducted. This can provide the basis information on manufacture of industrial feed for goby. Experiment was set up consisting of 8 feeding treatments with 4 levels of dietary protein (30%, 35%, 40% and 45%) and combined with 2 levels of energy (20 kJ/g and 18 kJ/g). Each treatment had 3 replications and complete random design. Experimental fish with average weight of 3.55 g were stocked in the 70-L tank with density of 14 fish/tank at salinity of 10 ppt. After 45 days of culture, survival rate of experimental fish ranged from 85.7% and 92.9%, and was not affected by the experimental feeds containing different protein and energy levels. The lowest FCR (1.00) in the treatment of 35% protein - 20KJ/g and 45% - 18KJ/g. The most effective protein efficiency (PER) was in treatments 30-35% protein feed - 20 kJ/g and 30% protein - 18 kJ/g. The crude protein content in the fish carcass (from 61.0 to 64.1%) increased with the increasing of dietary protein content, and it was in conversed for lipid content in fish carcass. The moisture and crude ash content in fish carcass didn?t show the interaction with dietary protein and energy content. The requirement of protein and energy levels for the goby 3-4g growth was 35.4% - 20 kJ/g.
TóM TắT
Nghiên cứu xác định nhu cầu protein của cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus) ở hai mức năng lượng khác nhau được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất thức ăn viên công nghiệp cho cá kèo. Thí nghiệm được bố trí gồm 8 nghiệm thức thức ăn với 4 mức protein (30%, 35%, 40%, 45%) và 2 mức năng lượng (20 KJ/g và 18 KJ/g), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình 3,55 g được nuôi trong bể 70 L với mật độ 14 con/bể, cùng độ mặn 10?. Sau 45 ngày nuôi, tỉ lệ sống của cá thí nghiệm dao động từ 85,7% đến 92,9% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có hàm lượng protein và năng lượng khác nhau. Hệ số thức ăn (FCR) của cá thấp nhất (1,00) ở nghiệm thức thức ăn 35% protein - 20KJ/g và 45% - 18KJ/g. Hiệu quả sử dụng protein (PER) cao nhất ở nghiệm thức thức ăn 30-35% protein ? 20 KJ/g và 30% protein ? 18 KJ/g. Protein của cơ thể cá (trong khoảng 61,0 ? 64,1%) tăng theo mức tăng của hàm lượng protein của thức ăn thí nghiệm, hiện tượng này ngược lại cho hàm lượng lipid. Hàm lượng ẩm và tro trong cơ thể cá không thể hiện rõ mối quan hệ với hàm lượng protein và năng lượng trong thức ăn. Nhu cầu protein và mức năng lượng thích hợp cho cá kèo giống cỡ 3,55g/con sinh trưởng là 35,4% protein ? 20 KJ/g.
Trích dẫn: Trần Lê Cẩm Tú, Trần Thị Thanh Hiền, Yutaka Haga và Trần Minh Phú, 2020. Xác định tỉ lệ năng lượng (protein: lipid) tối ưu của cá điêu hồng (Oreochromis sp.) trong điều kiện nhiệt độ - độ mặn cao. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 29-37.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên