Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
439 (2022) Trang: 42-51
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Liên kết:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm lựa chọn bổ sung được những giống cỏ có thể trồng trên những vùng đất
bị xâm nhập mặn. Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện nhà lưới, được bố trí theo thể thức 2 nhân tố hoàn
toàn ngẫu nhiên, với 3 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất gồm cỏ voi xanh Thái Lan (Pennisetum glaucum), cỏ voi
xanh VA06 (Pennisetum purpureum), cỏ sả (Panicum maximum) và cỏ sữa (Setaria sphacelata), nhân tố
thứ 2 là lượng nước tưới gồm 30% và 60% khả năng giữ nước của đất (tương đương với 450 và 900 mL/6 kg
đất) có nồng độ muối 12 g NaCl/L. Kết quả ghi nhận lượng nước tưới 60% giảm chiều dài rễ, hàm lượng diệp
lục trong lá và sinh khối tươi thân lá của cỏ voi VA06, Thái Lan và cỏ sả, nhưng làm tăng sinh khối ở cỏ sữa.
Cỏ sữa ngoài việc thể hiện khả năng chịu mặn tốt hơn, còn tạo năng suất thân lá (g/cây) cao hơn 3 giống cỏ
còn lại, theo thứ tự cỏ sữa (44,43-63,46) > cỏ sả (38,1-42,01) > cỏ voi Thái Lan (22,9-19,3) > cỏ voi VA06
(20,57-15,21) tương ứng ở lượng nước tưới 30 và 60%. Cỏ sữa có tiềm năng để trồng kết hợp với chăn nuôi
gia súc ở vùng đất bị nhiễm mặn trong bối cảnh xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt canh tác.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...