Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
22 (2022) Trang: 22-31
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Liên kết:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá sinh trưởng và năng suất của 5 dòng đậu nành BC3F4 được thực hiện tại hai
huyện Châu Thành và Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên
đầy đủ với 3 lần lặp lại. Các chỉ tiêu sinh trưởng được ghi nhận ở thời điểm ra hoa và thu hoạch. Các chỉ tiêu
số trái/cây, số hạt/trái, khối lượng 1000 hạt và năng suất của các dòng đậu nành được đánh giá khi thu
hoạch. Độ mặn trong nước tưới ghi nhận ở Long Phú (EC = 2,27-2,56 mS/cm) cao hơn Châu Thành (EC =
1,9 mS/cm) và có một số thời điểm EC>4 mS/cm, được đánh giá là nước nhiễm mặn. Do đó, các dòng đậu
nành trồng ở Long Phú có thành phần năng suất hạt thấp hơn so với Châu Thành. Năng suất hạt cá thể
(g/cây) ở Châu Thành và Long Phú lần lượt trên các dòng: dòng MTĐ 878-2 (4,7 và 2,52), 1400-3 (5,52 và
2,52), dòng 1500 (5,69 và 2,97), dòng 1600-1 (7,27 và 3,01), dòng 30000 (8,44 và 2,41) và dòng 31000-2 (5,07
và 3,65), giảm tương ứng giữa 2 địa điểm là 46,3; 54,3; 47,8; 58,6; 71,4 và 28,0%. Năng suất của dòng 31000-2
bị giảm thấp nhất (28%) trong điều kiện canh tác nước tưới mặn tại Châu Thành và Long Phú.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...