Thí nghiệm được thực hiện trên củ khoai lang phụ phẩm (CKL) và dây khoai lang (DKL), được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức (NT) là tỷ lệ khác nhau của CKL và DKL (theo vật chất khô (DM)) như sau: NTI: 0% DKL:100% CKL; NTII: 30% DKL:70% CKL; NTIII: 40% DKL:60% CKL; NTIV: 60% DKL:40% CKL. Các NT được đánh giá cảm quan và thành phần hoá học ở các thời điểm 1, 14, 28, 42, 56, 70 và 84 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá hàm lượng dinh dưỡng như: vật chất khô (DM), khoáng tổng số (Ash), đạm thô (CP), xơ thô (CF), xơ axít (ADF), xơ trung tính (NDF) và béo thô (EE). Kết quả cho thấy sau 84 ngày ủ thì tất các NT đều đạt yêu cầu của một mẻ ủ chua, mùi thơm, chua nhẹ và sự xuất hiện nấm mốc không đáng kể. Giá trị pH trong khoảng 3,2-5,7. Hàm lượng DM giữa các NT có xu hướng giảm theo thời gian ủ chua, ở thời điểm 84 ngày, hàm lượng DM cao nhất là NTI (25,9%), DM thấp nhất là NTIV (23,5%). Hàm lượng CP ở các thời điểm đánh giá ít có sự khác biệt. Tuy nhiên, tỷ lệ phối trộn lại ảnh hưởng đến CP trong cùng 1 thời điểm đánh giá. Ở ngày 1, hàm lượng CP cao nhất ở NTIV (5,79%) và thấp nhất ở NT I (4,11%). Trải qua thời gian bảo quản, nhìn chung giá trị dinh dưỡng của các NT không thay đổi nhiều so với ban đầu.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên