Mặt nước rộng lớn bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang lại tiềm năng kinh tế tỉnh vùng ĐBSCL thông qua mô hình nuôi cá lồng bè - tận dụng mặt nước là nơi nuôi cá. Nuôi cá lồng bè trên sông rạch khu vực ĐBSCL chủ yếu là nuôi cá tra và cá rô phi, diêu hồng dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Nhìn chung, nuôi cá lồng bè trên sông vùng ĐBSCL phát triển mạnh trong nhiều năm gần đây. Việc nuôi cá lồng bè đã mang lại hiệu quả xã hội rất lớn và là mô hình cho năng suất cao nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều vấn đề hạn chế từ mô hình này. Những chính sách phù hợp với nhu cầu phát triển mô hình nuôi lồng bè trên sông của người dân nơi đây là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững. Bài viết trước hết khám phá tiềm năng và các yếu tố tác động đến phát triển nuôi cá lồng bè trên sông ở ĐBSCL, đồng thời phân tích ưu điểm và hạn chế của mô hình. Phần tiếp theo là tổng hợp thực trạng nuôi cá lồng bè ở một số tỉnh điển hình ở ĐBSCL và thách thức. Sau cùng là thảo luận các kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp cho phát triển nuôi cá lồng bè ở ĐBSCL.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên