Thành ngữ, một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt, có khả năng hoạt động linh hoạt trong nhiều lĩnh vực và thể hiện sự phong phú, đa dạng của mình qua cách vận dụng khác nhau của các nhà văn. Đọc truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chúng ta có thể nhận ra tính cách độc đáo của con người và bản sắc văn hóa riêng của vùng đất phương Nam qua cách sử dụng thành ngữ một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên kết hợp với nghệ thuật xây dựng đề tài, tình tiết hấp dẫn của các nhà văn. Đặc biệt, nhờ các yếu tố vần- nhịp- cấu trúc sóng đôi và những khuôn thành ngữ mang tính biểu trưng cao mà câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối và giàu sức biểu cảm. Trong bài viết này, từ việc khảo sát sự vận dụng thành ngữ trong các tuyển tập, chúng tôi muốn nêu bật các đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ trong truyện ngắn ĐBSCL.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên