Trong nghiên cứu này, ảnh vệ tinh MODIS và Landsat-8 thu thập năm 2017 được sử dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long năm 2017 phục vụ công tác đánh giá tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Kết quả bản đồ được xây dựng với 6 loại hiện trạng sử dụng đất chính bao gồm: chuyên lúa, cây ăn quả, thổ cư, sông rạch, rau màu và lúa – màu với độ chính xác toàn cục đạt 86,98% (hệ số Kappa 0,82). Kết quả tính toán trong năm 2017 cho thấy, diện tích của các kiểu sử dụng đất lần lượt là: đất lúa chiếm 45,4% diện tích toàn tỉnh, tập trung tại các huyện Long Hồ, Măng Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh và Trà Ôn; đất trồng cây ăn quả chiếm 35,6% phân bố trên vùng đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu hay trên các vùng đất cù lao; đất thổ cư chiếm 8,3% tập trung tại các khu vực thành thị và ven các tuyến đường giao thông; sông ngòi chiếm 5,8% phân bố trên toàn tỉnh; đất trồng màu chiếm 3,5% và đất lúa-màu chiếm 1,5% phân bố chủ yếu tại huyện Bình Tân. Kết quả nghiên cứu đã hỗ trợ cho công tác quản lý sử dụng đất cũng như đánh giá tiến độ thực hiện qui hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả và kịp thời hàng năm.
Huỳnh Thị Thu Hương, Trương Chí Quang, Trần Thanh Dân, 2012. ỨNG DỤNG ẢNH MODIS THEO DÕI SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH KHÔ HẠN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24a: 49-59
Trích dẫn: Huỳnh Thị Thu Hương, Võ Quang Minh và Lê Anh Tuấn, 2016. Ứng dụng ảnh viễn thám modis trong phân vùng canh tác lúa có ảnh hưởng của điều kiện khô hạn và ngập lũ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45a: 52-65.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên