Long Phú và một trong những địa phương sản xuất lúa gạo quan trọng nhất của tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, do tình hình mặn xâm nhập dưới tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến canh tác lúa của huyện Long Phú, đặc biệt là thời điểm từ tháng 1 đến tháng 4. Nghiên cứu nhằm đánh giá (i) tác động của xâm nhập mặn đến canh tác lúa, (ii) thiệt hại diện tích và năng suất lúa do xâm nhập mặn và (iii) các biện pháp ứng phó. Điều tra được thực hiện ngẫu nhiên với 30 hộ canh tác lúa ở 3 xã Long Phú, Long Đức và Tân Hưng thuộc huyện Long Phú với bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa khiến hơn 3 nghìn ha lúa mất trắng và ảnh hưởng đến hơn 60% lợi nhuận do lúa lép hạt, giảm năng suất. Trong đó, các khó khăn gặp phải của nông hộ thường là đất lúa nhiễm mặn, thiếu nước ngọt, giống lúa không chịu mặn, năng suất thấp do ảnh hưởng của hạn mặn, thời tiết nắng nóng kéo dài và thiếu kinh nghiệm ứng phó với xâm nhập mặn. Bên cạnh việc cải tạo đất nhiễm mặn bằng các biện pháp như rửa mặn bằng nước, cày xới, phơi đất, bón vôi, … nông hộ và chính quyền còn áp dụng các biện pháp công trình và phi công trình giúp giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.
Phạm Việt Nữ, Bùi Thị Nga, Taro Izumi, 2015. SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TÚI Ủ BIOGAS CÓ VẬT LIỆU NẠP LÀ PHÂN HEO VÀ BÈO TAI TƯỢNG (Pistia stratiotes)CANH TÁC CÂY ỚT (Capsicum frutescensL.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 35-40
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên