Đậu phộng là cây ngắn ngày được trồng phổ biến tại tỉnh Bình Định. Phân lập và nhận diện vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA trong cây đậu phộng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm phân bón vi sinh, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu phân lập các nhóm vi khuẩn nội sinh trong cây đậu phộng có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA trên môi trường PDA và G6. Từ nguồn mẫu thu thập được tại 03 huyện, thành phố tỉnh Bình Định (Quy Nhơn, Hoài Ân, An Nhơn), nhóm nghiên cứu đã phân lập được 192 dòng vi khuẩn. Nghiên cứu đã tuyển chọn được 15 dòng vi khuẩn có đặc tính tốt để nhận diện bằng phương pháp PCR sử dụng các đoạn mồi 16SrRNA và giải trình DNA. Kết quả cho thấy 15 dòng này đều là vi khuẩn nội sinh, thuộc 8 chi với 02 dòng thuộc chi Pseudomonas, 01 dòng thuộc chi Proteus, 01 dòng thuộc chi Achromobacter, 01 dòng thuộc chi Enterobacter, 01 dòng thuộc chi Burkholderia, 02 dòng thuộc chi Acinetobacter, 01 dòng thuộc chi Sphingomonas, 06 dòng thuộc chi Bacillus với tỷ lệ tương đồng DNA từ 97-99%, trong đó dòng PT40c cố định đạm cao nhất với hàm lượng trung bình là 0,36 mg/L, dòng N80 hòa tan lân và tổng hợp IAA cao nhất với hàm lượng trung bình tương ứng là 488,51 mg/L và 14,97 μg/L. T khóa: cố định đạm, đậu phộng, hòa tan lân, tổng hợp IAA, vi khuẩn nội sinh.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên