Ngày nhận bài: 28/11/2018 Ngày nhận bài sửa: 05/01/2019
Ngày duyệt đăng: 28/02/2019
Title:
Production and electricity consuming efficiencies of the intensive, improved extensive of farming systems of black tiger (Penaeus monodon) and white-leg (Litopenaeus vannamei) shrimp in the Mekong delta
Black tiger shrimp, cost-benefit, electricity consumption, technical, white-leg shrimp
ABSTRACT
The study aimed to assess the production efficiency and electricity consuming of white-leg shrimp and black tiger shrimp of intensive and improved extensive farming systems in the Mekong Delta, in order to estimate the demand of electricity to develop the network of electricity supply and use in sustainable shrimp farming. The result indicated that the yield of white-leg shrimp cultured in lining pond was averaged 47±19 ton/ha/crop higher than that of shrimp cultured in earthen ponds (10±11 ton/ha/crop), followed by intensive system culture of black tiger shrimp with shrimp yield of 5±3 ton/ha/crop, and the lowest was the improved extensive system (0,39±0,23 ton/ha/year). White-leg shrimp cultured in lined pond consumed 3,235 kW.h/ton of shrimp (electricity cost of VND 5,085/kg of shrimp) that was higher than that of white-leg cultured in earthen pond 2,914 kW.h/ton of shrimp (VND 4,514/kg of shrimp); but lower than that of intensive black tiger shrimp 4,173 kW.h/ton of shrimp (VND 6,560/kg of shrimp); meanwhile improved extensive of black tiger shrimp did not use electricity.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sản xuất và sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) và tôm sú thâm canh (TC) và quảng canh cải tiến (QCCT) để ước lượng nhu cầu sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm này làm căn cứ cho phát triển hệ thống cung cấp và sử dụng điện trong nuôi tôm theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy năng suất của mô hình nuôi tôm TCT lót bạt (47±19 tấn/ha/vụ) cao hơn tôm TCT nuôi trong ao đất (10±11 tấn/ha/vụ), mô hình nuôi tôm sú thâm canh (5±3 tấn/ha/vụ), và thấp nhất là mô hình tôm sú QCCT (0.39±0.23 tấn/ha/năm). Mô hình nuôi tôm TCT trong ao lót bạt có tiêu hao điện là 3.235 kW.h/tấn tôm (chi phí điện là 5.085 đồng/kg tôm) cao hơn so với nuôi tôm TCT trong ao đất là 2.914 kW.h/tấn tôm (4.514 đồng/kg tôm), nhưng thấp hơn mô hình nuôi tôm sú TC là 4.173 kW.h/tấn tôm (6.560 đồng/kg tôm); trong khi đó ao nuôi tôm sú QCCT không sử dụng điện.
Trích dẫn: Võ Nam Sơn, Đào Minh Hải, Nguyễn Thế Diễn, Vũ Văn Thùy, Đinh Xuân Lập, Nguyễn Đỗ Quỳnh và Nguyễn Thanh Phương, 2019. Phân tích hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng điện trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh và quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 69-79.
Võ Nam Sơn, Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh, Phan Thanh Lâm, Nguyễn Dương Anh, 2015. Khảo sát thành phần dinh dưỡng và lợi ích sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra trong nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 116-123
Trích dẫn: Võ Nam Sơn, Bành Văn Nhẫn, Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2018. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và tôm - lúa tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(3B): 164-176.
Võ Nam Sơn, Trương Tấn Nguyên , Nguyễn Thanh Phương, 2014. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG GIỮA AO NUÔI TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI TỈNH SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 70-78
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên