Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá hiệu quả thu nhận thành phần polyphenol hòa tan từ vỏ bưởi Da Xanh (Citrusmaxima (Burn.) Merr.) ở các điều kiện trích ly và cô quay chân không khác nhau. Trên cơ sở này, ảnh hưởng của đặc tính nguyên liện và phương pháp trích ly, điều kiện cô quay chân không để đuổi dung môi (áp suất, độ giảm khối lượng) được khảo sát. Kết quả phân tích cho thấy thực hiện ly trích theo phương pháp tách ép công nghiệp (nguyên liệu tươi, bổ sung ethanol 40⁰ ở tỉ lệ 1:1, w/v, gia nhiệt ở 90⁰C trong thời gian 2 phút) giúp cải thiện chất lượng của dịch trích sau khi đuổi dung môi và giảm chi phí năng lượng khi so sánh với phương pháp thông dụng (trên nguyên liệu khô, ngâm trích, không hoặc có sự hỗ trợ của vi sóng). Song song đó, hiệu quả của chế độ loại dung môi bằng thiết bị cô quay ở áp suất tuyệt đối 160-180 mBar cũng được ghi nhận, đặc biệt với khả năng giúp gia tăng giá trị TPC, TFC, TEAC của dịch trích sau khi loại dung môi. Cô quay cho đến khi mất đi 92,5% khối lượng dịch trích được đề nghị để thu nhận cao chiết có chất lượng tốt nhất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên