“Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt tỉnh An Giang” sử dụng phương pháp tiếp cận “Liên kết chuỗi giá trị - Valuelinks” của Eschborn GTZ. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nghiên, cỡ mẫu được chọn là 118 quan sát mẫu. Trong đó bao gồm: 58 hộ nuôi bò (người nuôi bò), 8 trang trại, 10 hộ thu gom, 7 cơ sở mổ gia súc, 5 hộ bán sỉ, 15 hộ bán lẻ và 15 hộ tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 6 chức năng tham gia chuỗi: người cung cấp đầu vào, người nuôi bò, người thu gom, lò mổ gia súc, người bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng. Có 5 kênh thị trường chính và đều là kênh tiêu thụ nội địa. Tổng hợp kinh tế toàn chuỗi cho thấy: thu nhập của tác nhân bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn chuỗi 34,1%, kế đến thương lái 27,6%, nông dân 24,6%, lò mổ 11,6% và bản sỉ với 2,6%. Tuy nhiên lợi nhuận/tác nhân cao nhất là lò mổ, kế đến là thương lái, người bán lẻ, người bán sỉ và ít nhất là nông dân và trang trại chăn nuôi bò do quy mô sản xuất kinh doanh khác nhau. Giải pháp nâng cấp chuỗi: (1) chiến lược cắt giảm chi phí toàn chuỗi để tăng thu nhập và lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi, (2) chiến lược nâng cao chất lượng thông qua việc cải tạo con giống có năng suất cao và chất lượng tốt, (3) chiến lược tái phân phối sản phẩm để người chăn nuôi nhận được giá trị lợi nhuận phù hợp hơn
Trích dẫn: Nguyễn Văn Nhiều Em và Nguyễn Thanh Bình, 2018. Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt tại tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1D): 248-257.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên