Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm ra tỉ lệ nước biển nhân tạo thích hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Thí nghiệm được bố trí gồm 5 nghiệm thức với tỉ lệ pha trộn giữa nước biển nhân tạo và nước biển tự nhiên khác nhau (100, 75, 50, 25 và 0% nước biển nhân tạo), mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Tôm thẻ chân trắng với khối lượng trung bình cá thể ban đầu 3,18±0,37 g, tương ứng với chiều dài 7,42±0,17 cm và mật độ nuôi là 100 con/m3. Tôm được cho ăn 5 lần/ngày bằng thức ăn viên 40% protein. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm ở 0 và 25% nước biển nhân tạo cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với tôm ở 50, 75 và 100% nước biển nhân tạo, trong đó sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 100% nước biển nhân tạo thấp nhất. Như vậy, nước biển nhân tạo có thể sử dụng để nuôi tôm thẻ chân trắng và tỉ lệ thay thế nước biển tự nhiên tốt nhất là 25%.
Trương Quốc Phú, Trần Kim Tính, Huỳnh Trường Giang, 2012. KHả NăNG Sử DụNG BùN THảI AO NUÔI Cá TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH CHO CANH TáC LúA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24a: 135-143
Trương Quốc Phú, Trần Kim Tính, 2012. THÀNH PHẦN HÓA HỌC BÙN ĐÁY AO NUÔI CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) THÂM CANH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 290-299
Trương Quốc Phú, Trương Quốc Phú, Yang Yi, 2005. THE EFFECTS OF CATFISH CAGE-CULTURE ON WATER QUALITY IN HONG NGU DISTRICT, DONG THAP PROVINCE. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 03: 8-17
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên