Chọn – tạo giống có sự tham gia (PPB) là một nổ lực làm đa dạng nguồn gen cây trồng nhằm giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện thay đổi khí hậu như hiện nay. Dự án Bảo tồn và Phát triển Đa dạng sinh học Cộng đồng (CBDC) đã triển khai ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1996 đến nay với hơn 10 ngàn nông dân được huấn luyện về “Tăng cường Kỹ năng chọn giống và sản xuất giống” góp phần vào việc đảm bảo nguồn giống cho sản xuất ở ĐBSCL, hoạt động chọn giống cũng được nông dân quan tâm và thực hiện. Nhiều giống lúa mới được nông dân lai-chọn thành công, và phóng thích vào sản xuất, trong đó nhiều giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi tốt với điều kiện địa phương, góp phần làm đa dạng nguồn giống cho sản xuất. Với sự hỗ trợ của dự án CBDC và Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL các giống lúa do nông dân chọn tạo được đánh giá và lưu trữ tại ngân hàng giống. Kết quả đánh giá cho thấy, giống lúa nông dân lai-chọn rất đa dạng từ đặc tính lá, thân đến hạt; đa số là thấp cây, thân to và cứng, khả năng nhảy chồi trung bình (10-15 chồi/bụi), bông dài, kích thước hạt to (26-30.9g/1000 hạt), hạt dài, ít bạc bụng, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao và phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Nhìn chung, tập đoàn giống do nông dân lai-chọn rất đa dạng di truyền tạo cơ hội cho nông dân chọn lựa giống thích nghi để canh tác từng điều kiện địa phương và thích ứng với biển đổi khí hậu.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên