Việt Nam là một quốc gia phát triển về nông nghiệp, sản xuất ra sản lượng lương thực thực phẩm lớn. Bên cạnh đó, còn có số lượng lớn sinh khối chứa cellulose như các phụ phẩm nông nghiệp thải ra môi trường. Vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose có vai trò quan trọng trong sản xuất phân hữu cơ, xử lý chất thải và sản xuất cồn từ quá trình phân giải cellulose. Từ 3 tổ mối đất được thu nhận tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã phân lập được 52 dòng vi sinh vật, trong đó có 28 dòng phân lập từ các mối thợ và 24 dòng phân lập từ các mối lính. Trong số 52 dòng vi sinh vật, 10 dòng (23,08%) có khả năng phân giải carboxymethyl cellulose (CMC) và cellulose từ bột rơm rạ thành glucose. Trong số 10 dòng vi sinh vật này, dòng VLT1.2 có khả năng phân giải cellulose từ bột rơm rạ để tạo ra hàm lượng glucose cao nhất (1,08 g/L) trong dung dịch thủy phân sau 10 ngày.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên