Potassium chlorate is used to induce off-season flowering in longan. However, intensive application of potassium chlorate was shown to cause toxic effects for the environment and human health. Fourteen bacterial isolates capable of reducing potassium chlorate were isolated from soil samples collected from a longan plantation orchard in Cai Rang district, Can Tho city. After cultivating in liquid minimal salt medium added with potassium chlorate (100 ppm) and glucose (2000 ppm), 7 isolates producing high biomass were selected to determine potassium chlorate reducing efficiency. The results indicated that all isolates showed higher potassium chlorate reducing efficiency in medium supplemented with potassium chlorate and glucose compared to control treatment without glucose supplementation. Isolates CR10 and CR8 performed the highest efficiency on potassium chlorate reduction (99.8% and 97.4%, respectively) after 7 days of incubation. In sterile soil with KClO3 (375 ppm) and glucose (750 ppm) addition, the two isolates CR10 and CR8 also performed higher potassium chlorate reducing efficiency than the others (94.4% and 93.7%, respectively) after 9 days of incubation. Among these 2 potential isolates, CR8 showed chemotaxis towards potassium chlorate. Based on the 16S-rRNA gene sequence, isolate CR8 was genetically identified as Enterobacter sp. CR8.
TÓM TẮT
Potassium chlorate (KClO3) là hợp chất được sử dụng để xử lý ra hoa nhãn vào mùa nghịch giúp tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, sử dụng các hợp chất có gốc chlorate vượt liều lượng cho phép gây ô nhiễm môi trường, từ đó, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Mười bốn dòng vi khuẩn đã được phân lập từ các mẫu đất vườn nhãn ở quận Cái Răng, Cần Thơ có khả năng phân hủy KClO3, trong đó 7 dòng tạo sinh khối cao trong môi trường khoáng tối thiểu có bổ sung KClO3 (100 ppm) và glucose (2000 ppm). Trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng có bổ sung KClO3 và glucose, hiệu suất phân hủy KClO3 của các dòng vi khuẩn cao hơn so với thí nghiệm không bổ sung glucose. Dòng CR10 và CR8 có hiệu suất phân hủy KClO3 cao nhất, tương ứng 99,8% và 97,4% sau 7 ngày nuôi cấy. Khi chủng vi khuẩn vào đất đã khử trùng có bổ sung KClO3 (375 ppm) và glucose (750 ppm), 2 dòng vi khuẩn CR10 và CR8 cũng có hiệu suất phân hủy KClO3 cao hơn các dòng vi khuẩn còn lại, đạt 94,4% và 93,7% sau 9 ngày nuôi cấy.Trong 2 dòng vi khuẩn tiềm năng, dòng CR8 có khả năng hóa hướng động theo KClO3. Phân tích trình tự gen 16S-rRNA cho thấy dòng vi khuẩn CR8 thuộc chi Enterobacter và được định danh là Enterobacter sp. CR8.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Phi Oanh và Nguyễn Lê Lam Ngọc, 2020. Phân lập và xác định đặc tính của vi khuẩn trong đất trồng nhãn có khả năng phân hủy potassium chlorate. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(2): 80-88.
Nguyễn Thị Phi Oanh, Line Nielsen, René De Mot, Paulina Estrada de los Santos, Dirk Springael, 2008. PHÂN TÍCH DI TRUYỀN KHẢ NĂNG DI CHUYỂN THEO PHENANTHRENE CỦA VI KHUẨN PSEUDOMONAS STUTZERI E1. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 09: 136-144
Nguyễn Thị Phi Oanh, Dirk Springael, Hứa Văn Ủ, 2011. VI KHUẨN PHÂN HỦY 2,4-D TRONG ĐẤT LÚA Ở TIỀN GIANG VÀ SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 18a: 65-70
Trích dẫn: Nguyễn Thị Phi Oanh và Nguyễn Thị Trúc Mai, 2019. Phân lập vi khuẩn có khả năng chuyển hóa nitrite trong một số ao nuôi tôm ở Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(6B): 75-81.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Phi Oanh và Nguyễn Vũ Bích Triệu, 2017. Phân lập vi khuẩn phân hủy xylene từ hệ thống xử lý nước thải. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52a: 99-103.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên