Ngày nhận bài:18/06/2020 Ngày nhận bài sửa: 23/07/2020
Ngày duyệt đăng: 28/12/2020
Title:
Methods to improve environmental durability of composite materials based on polypropylene and rice husk filler
Từ khóa:
Composite, độ bền môi trường, độ hút nước, polypropylene, vỏ trấu
Keywords:
Composite, polypropylene, crushed rice husk, water absorption, weather durability
ABSTRACT
This study shows the results of factors affecting and methods to improve environmental durability of composite material based on crushed rice husk filler and polypropylene (PP). Methods to reduce water absorption of fiber-reinforced composite such as alkaline treatment, permanganate treatment, using coupling agent MAPE and covering composite specimens with a thin film. The results show that the thin coating of PP (3%) on the surface of composite materials is an effective method to improve the water absorption, in particular, a reduction of 70% in water absorption compared to the reference. Besides, the combination of MAPE (2%) into composite materials contributes to limiting the water absorption of the material; however, significantly in the first 7 days (reducing water absorption by 40% compared to samples without MAPE). The treatment of crushed rice husks with KMnO4 and NaOH is almost ineffective to reduce the water absorption of materials. Besides, titanium dioxide: TiO2 nano, TiO2 masterbatch PP-PE and TiO2 industry was used to decrease the impact of ultraviolet (UV) to the material. As a result, samples combined with 0.5% TiO2 masterbatch achieved the highest efficiency while retaining 98.67% tensile strength and 99% flexural strength after the survey time.
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp cải thiện độ bền môi trường của vật liệu composite từ trấu nghiền và nhựa polypropylene (PP). Các phương pháp cải thiện độ hút nước vật liệu như xử lý nguyên liệu trấu bằng dung dịch sodium hydroxide, sử dụng potassium permanganate/acetone, bổ sung chất tương hợp MAPE và phủ lớp nhựa mỏng trên bề mặt mẫu vật liệu. Kết quả cho thấy việc phủ lớp mỏng nhựa PP (3%) lên bề mặt vật liệu composite là phương pháp hiệu quả để cải thiện độ hút nước cho vật liệu, cụ thể là giảm gần 70% độ hút nước so với mẫu không được phủ. Bên cạnh đó, việc kết hợp MAPE (2%) vào vật liệu composite cũng góp phần hạn chế tính hút nước cho vật liệu, tuy nhiên chỉ cho hiệu quả đáng kể trong khoảng 7 ngày đầu (giảm độ hút nước gần 40% so với mẫu không chứa MAPE). Việc xử lý trấu nghiền với KMnO4 và NaOH hầu như không hiệu quả để giảm độ hút nước cho vật liệu. Ngoài ra, để hạn chế tác động của tia tử ngoại đến vật liệu, các hợp chất chứa titanium dioxide như TiO2 kích thước nano, masterbatch PP-PE-TiO2 và TiO2 công nghiệp được sử dụng. Kết quả là, mẫu composite kết hợp với 0.5% TiO2 dạng masterbatch đạt hiệu quả cao nhất đồng thời vẫn giữ được 98.67% độ bền kéo và 99% độ bền uốn sau thời gian khảo sát.
Trích dẫn: Cao Lưu Ngọc Hạnh, Nguyễn Thị Bích Thuyền, Lương Huỳnh Vủ Thanh và Nguyễn Văn Kha, 2020. Phương pháp cải thiện độ bền môi trường của vật liệu composite từ nhựa polypropylene và trấu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6A): 1-8.
Cao Lưu Ngọc Hạnh, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thành Nhiều, 2015. Phương pháp gia công hầm ủ biogas từ sợi xơ dừa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 1-7
Cao Lưu Ngọc Hạnh, Trần Thùy Gương, Lê Hoài Phúc, 2014. Sử DụNG GLUTARALDEHYDE Để CảI THIệN CƠ TíNH Và GIảM Độ HúT NƯớC CủA POLYMER PHÂN HủY SINH HọC Từ POLY VINYL ALCOHOL Và TINH BộT SắN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 1-8
Cao Lưu Ngọc Hạnh, Trương Chí Thành, NGUYEN KHANH LUAN, 2013. PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG TẤM MAT XƠ DỪA CÓ VÀ KHÔNG CÓ CHẤT KẾT DÍNH ĐỂ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GIA CƯỜNG CHO VẬT LIỆU COMPOSITE NỀN NHỰA NHIỆT DẺO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 103-108
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên