Ngành công nghiệp dệt nhuộm không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay và đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ngày nay. Bên cạnh đóng góp về kinh tế, sản phẩm sau cùng của ngành công nghiệp đã gây ra ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận, trong đó đặc biệt là môi trường đất và nước. Với lưu lượng nước xả thải lớn kết hợp với nồng độ ô nhiễm cao và khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Với thành phần nước thải sau khi nhuộm thường chứa các thành phần hóa học gây nguy hại cho nguồn tiếp nhận, phẩm nhuộm bền khó phân hủy, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường, hồ, men, chất oxy hóa... gây độc tính cho nguồn nước, do đó nước thải dệt nhuộm không xử lý hay xử lý không đạt quy chuẩn xả thải sẽ làm chết hay giảm mật độ loài trong môi trường tiếp nhận đất và nước. Do đó, trong nghiên cứu khảo sát khả năng ứng dụng Gel điều chế từ hạt cây Bò cạp vàng để hấp phụ màu nhuộm Reactive blue 19 trong nước được đề xuất. Kết quả nghiên cứu xác định được giá trị tối ưu pH và liều lượng xử lý tối ưu tương ứng tại pH = 2 và liều lượng thích hợp 1,7 g/L Gel. Nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng hấp phụ màu nhuộm lý thuyết và thực tiễn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên