Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
68 (2022) Trang: 18-25
Tạp chí: Khoa học đất
Liên kết:

Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng kỹ thuật lô khuyết để đánh giá ảnh hưởng của bón N, P, K, Ca và Mg đến đặc tính đất phèn khóm trồng tại Vị Thanh-Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm tám nghiệm thức (i) Đối chứng: Không bón phân, (ii) NPKCaMg: Bón phân đạm, lân, kali, canxi và magie, (iii) NPCaMg: Bón phân lân, kali, canxi và magie, (iv) NKCaMg: Bón phân đạm, kali, canxi và magie, (v) NPCaMg: Bón phân đạm, lân, canxi và magie, (vi) NPKMg: Bón phân đạm, lân, kali và magie, (vii) NPKCa: Bón phân đạm, lân, kali và canxi, và (viii) FFP: Thực tế bón phân của nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị pHH2O, pHKCl, độ dẫn điện (EC), hàm lượng chất hữu cơ (%C), khả năng trao đổi cations (CEC), hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng lân tổng số chưa bị tác động bởi bón phân vô cơ qua một vụ canh tác. Bón NPKCaMg dẫn đến hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất trong khi đó bón khuyết canxi dẫn đến hàm lượng Fe2+ cao nhất. Tuy nhiên, bón khuyết một trong các dưỡng chất N, P, Ca hoặc Mg dẫn đến hàm lượng đạm hữu dụng và lân dễ tiêu nhỏ hơn so với bón phân theo NPKCaMg.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...