Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết vốn nhân lực của Mincer (1974) và phương pháp phân tích thành phần của Oaxaca (1973) và Blinder (1973) nhằm phân tích ảnh hưởng của vốn nhân lực đến thu nhập và bất bình đẳng thu nhập theo giới tính tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào Dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2018 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả phân tích từ 7.558 lao động làm việc được trả lương cho thấy lao động nữ chỉ nhận khoảng 84% mức thu nhập so với lao động nam trên thị trường lao động. Đáng chú ý, bất bình đẳng thu nhập theo giới tính được đo lường chủ yếu gắn liền với các yếu tố phân biệt đối xử; trong khi đó, các yếu tố vốn nhân lực và nhân khẩu học có ảnh hưởng không đáng kể đến sự bất bình đẳng thu nhập theo giới tính. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, một vài hàm ý chính sách liên quan nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đối với người sử dụng lao động, ưu đãi tuyển dụng và sử dụng lao động nữ, và tạo cơ hội tham gia thị trường tốt hơn cho phụ nữ thông qua đào tạo nghề thật sự cần thiết.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên