Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn các dòng vi khuẩn có năng phân giải tinh bột. Các mẫu tinh bột nấu chín từ gạo ST25 được đặt ở nhiều vị trí khác nhau ở thành phố Cần Thơ để thu hút vi khuẩn. Sau 3 ngày, mẫu được phân lập bằng môi trường Amylolytic Bacteria. Các dòng vi khuẩn được định tính khả năng phân giải tinh bột bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch và được định lượng bằng phương pháp dinitrosalicylic acid. Kết quả phân lập được 20 dòng có khả năng phân giải tinh bột gồm 10 dòng có tế bào hình que, 10 dòng có tế bào bình cầu và tất cả đều Gram dương. Kết quả ghi nhận dòng vi khuẩn KTXA1, VB-34 và VB-42 có khả năng phân giải tinh bột cao, với đường kính phân giải từ 14,33 mm – 18,33 mm. Dòng KTXA1 có khả năng phân giải cao nhất với hàm lượng đường khử từ 2,9 đến 3,07 mg/mL tại thời điểm 24 đến 96 giờ. Kết quả định danh dòng KTXA1 có độ tương đồng với vi khuẩn Bacillus sp. dựa vào trình tự gene 16S rRNA.
Trần Thị Giang, Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Quyên, 2014. PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN VÙNG RỄ KÍCH THÍCH SỰ SINH TRƯỞNG (PGPR) TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 35: 65-73
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên