Sầu riêng (Durio zibethinus Muray) là loại cây trồng phổ biến ở Đông Nam Á.Hạt sầu riêng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có thể sử dụng làm thực phẩm, dược phẩm. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ ăn cơm sầu riêng chiếm khoảng một phần ba khối lượng quả sầu riêng, trong khi hạt và vỏ chiếm hai phần ba thường bị loại bỏ. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng trên thị trường rất lớn, kéo theo đó là sự thải bỏ một lượng lớn hạt sẩu riêng, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Những năm gần đây các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính của hạt sầu riêng và nghiên cứu cách chế biến, chiết suất gum, tinh bột, polyphenol từ hạt sầu riêng và thử nghiệm ứng dụng các sản phẩm chiết xuất vào thực phẩm và cuộc sống. Kết quả các nghiên cứu giúp giá tăng giá trị kinh tế cho trái sầu riêng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Bài viết này thảo luận các nghiên cứu trên thế giới về thành phần hóa học, phương pháp chế biến và ứng dụng của hạt sầu riêng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên