Sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam khá đa dạng, đây là một ưu thế cho sự phát triển các giống lúa khác nhau tạo nên đặc trưng riêng của từng vùng. Nhằm đa dạng nguồn gen, trong nghiên cứu này đã sử dụng 20 giống lúa rẫy được thu thập tại các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên làm vật liệu, và tiến hành phân tích, so sánh sự khác nhau của một số chỉ tiêu chất lượng: chiều dài hạt, amylose, mùi thơm khi được trồng tại hai vùng sinh thái là tỉnh Buôn Ma Thuột (Tây Nguyên) và tỉnh Trà Vinh (Đồng bằng Sông Cửu Long). Kết quả ghi nhận đa số các giống lúa được trồng tại Trà Vinh đều có chiều dài hạt gạo dài (80% giống) và hàm lượng amylose (60% giống) cao hơn khi được trồng tại Buôn Ma Thuột. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tuyển chọn được 6 giống lúa đều thuộc nhóm lúa hạt dài, mềm cơm, dẻo. Trong đó, 2 giống Ba Bơ Nhã và Ba Hlang thích hợp trồng ở cả hai vùng sinh thái; 2 giống lúa canh tác ở Trà Vinh là giống Ba Ĩe và giống Pkoih (lúa thơm); đối với vùng Buôn Ma Thuột có thể sử dụng 2 giống là Nâm và Ba Kong Brum. Kết quả thí nghiệm này là bước đầu có thể cung cấp nguồn gen lúa chất lượng cho 2 vùng sinh thái Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên