Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
2022 (2022) Trang: 96-105
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nghiên cứu được thực hiện nhằm điều tra, đánh giá thành phần loài, phân bố và bảo tồn khu hệ chim tại Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ (KBT Phú Mỹ) thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Thời gian khảo sát thực địa từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2022 tại 4 sinh cảnh đặc trưng, bao gồm sinh cảnh Năng, Cỏ bàng, Tràm và Bãi bùn, ven kênh. Tổng số 58 loài chim thuộc 34 họ, 11 bộ đã được xác định tại KBT Phú Mỹ. Trong đó, 2 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 3 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2021) và Công ước CITES, 4 loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ở các mức độ nguy cấp khác nhau. Kết quả đã bổ sung 8 loài chim ghi nhận mới và 1 loài chim quý hiếm cho KBT Phú Mỹ so với trước đây. Bộ Sẻ (Passeriformes) được xác định có số loài nhiều nhất, với 22 loài (chiếm 37,93%). Xét về bậc họ, họ Diệc (Ardeidae) có số loài chiếm ưu thế (8 loài, chiếm 13,79%). Tại 4 sinh cảnh, các loài chim phân bố tương đối đồng đều lần lượt với 45 loài, 44 loài, 36 loài và 35 loài. Số lượng Sếu đầu đỏ (Grus antigone) di cư về KBT Phú Mỹ có xu hướng ngày càng giảm (16 cá thể vào năm 2022). Các tác nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại KBT Phú Mỹ bao gồm các hoạt động săn bắt, chăn thả gia súc và khai thác tài nguyên của người dân. Do đó, chính quyền địa phương, Ban Quản lý KBT Phú Mỹ cần đưa ra các biện pháp thiết thực để hạn chế các tác nhân gây suy giảm. Các nghiên cứu kiểm kê, đánh giá khu hệ chim hàng năm tại KBT Phú Mỹ là rất cần thiết.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...