Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
14 (2020) Trang: 84-93
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Liên kết:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra chủng nấm Alternaria sp. gây bệnh lem lép hạt lúa nặng nhất và tìm ra các chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với nấm Alternaria sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đối với thí nghiệm khảo sát khả năng gây hại của các chủng nấm Alternaria spp. được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 nghiệm thức (10 chủng nấm Alternaria spp. được thu thập và phân lập tại Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sóc Trăng) và 4 lần lặp lại trong điều kiện nhà lưới. Kết quả cho thấy trong số 10 chủng nấm được phân lập thì chủng Alternaria.CK1-TV (thu thập từ ruộng lúa ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) gây hại nặng  nhất với tỷ lệ hạt bệnh 64,9% ở 11 ngày sau chủng bệnh. Đối với thí nghiệm khảo sát khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn với nấm Alternaria sp. cũng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức là 7 chủng xạ khuẩn (TG2.1, TG4.3, VL5.4, ĐT3.4, AG2.1, CT4.8, HG4.2) và 5 lần lặp lại trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy 3 chủng xạ khuẩn CT4.8, ĐT3.4 và TG2.1 có khả năng đối kháng cao so với các chủng còn lại với bán kính vùng ức chế lần lượt 23,00 mm; 7,00 mm; 5,00 mm và hiệu suất đối kháng lần lượt 57,0%, 30,8% và 32,5% ở 15 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Bên cạnh đó, khả năng ức chế sự hình thành bào tử và sự mọc mầm của bào tử nấm Alternaria.CK1-TV của chủng xạ khuẩn CT4.8, ĐT3.4 và TG2.1 cũng được thực hiện với 5 lần lặp lại trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy cả 3 chủng CT4.8, ĐT3.4 và TG2.1 đều thể hiện khả năng ức chế sự hình thành bào tử cao với hiệu quả ức chế sự hình thành bào tử  lần lượt là 47,8%; 41,9%; 30,4% ở 11 ngày sau nuôi lắc và khả năng ức chế sự mọc mầm của bào tử cao với hiệu quả ức chế sự mọc mầm của bào từ lần lượt là 42,2%; 43,2%; 25,4% ở 24 giờ sau xử lý.

Từ khóa: Alternaria sp., bệnh lem lép hạt, phòng trừ sinh học, xạ khuẩn

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...