Qua kiểm tra 5.784 mẫu phân bò, mổ khám 1.572 con bò tại 6 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tiến hành thử nghiệm với thuốc triclabendazole để tẩy trừ 30 bò nhiễm Fasciola sp.. Kết quả cho thấy: Bò tại 6 tỉnh ĐBSCL nhiễm sán lá gan lớn (SLGL) với tỷ lệ nhiễm chung là 20,50%. Bò nhiễm SLGL có khuynh hướng tăng dần theo lứa tuổi, thấp nhất là bò2 năm (31,38%). Tỷ lệ nhiễm SLGL ở bò nuôi bán chăn thả (26,74%) cao hơn bò nuôi nhốt (10,55%). Bò nuôi tại ĐBSCL chịu ảnh hưởng tác động của mùa vụ, bò nhiễm SLGL vào mùa khô (26,07%) cao hơn mùa mưa (14,79%). Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở bò nuôi tại ĐBSCL cũng thay đổi theo vùng sinh thái, tỷ lệ nhiễm SLGL ở bò nuôi ở vùng sinh thái nước ngọt (24,14%) cao hơn bò nuôi ở vùng sinh thái nước mặn và lợ (9,01%). Thuốc triclabendazole liều 20mg/kg thể trọng cho uống một liều duy nhất đều có thể tẩy sạch sán lá gan 100%. Thuốc an tòan và không gây phản ứng phụ trong điều trị.
Từ khóa: Bò, Đồng bằng sông Cửu Long, sán lá gan lớn, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên